Những mẹo hay giúp xử lý vi khuẩn trong phòng bếp

06/09/2014 1,690 lượt xem

Với những vết bẩn trong bếp, thường rất khó xử lý, đặc biệt hơn khi chúng bị dính dầu mỡ, nhọ nồi khiến vật dụng trông thật bẩn. Vi khuẩn ẩn mình dưới những vết bẩn là không thể tránh khỏi, vì bếp chứa rất nhiều vật dụng, nếu không xử lý tận gốc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Vệ sinh bếp

Vệ sinh bếp thường xuyên với những mẹo hay giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Tuy nhiên, những mẹo hay sẽ bạn xử lý vi khuẩn trong phòng bếp một cách dễ dàng. Hãy cùng tham khảo một số ý kiến dưới đây nhé:

1. Rửa sạch rau xanh và trái cây

Hãy rửa rau xanh và trái cây dưới vòi nước đang chảy trước khi ăn hoặc khi chuẩn bị bữa ăn. Để làm sạch lớp bụi đất bẩn bên ngoài, bạn có thể dùng bàn chải mềm chà nhẹ lên phần vỏ của hoa quả.

Vệ sinh bếp

Hãy rửa rau xanh và trái cây dưới vòi nước đang chảy trước khi ăn hoặc khi chuẩn bị bữa ăn. 

Cắt bỏ những chỗ bị hư, thối trên rau, củ, quả vì chúng có thể chứa vi khuẩn. Ngâm trái cây và rau xanh vào nước muối trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với rau sống.

2. Khăn lau trong bếp và đồ rửa chén phải luôn sạch sẽ

Bí quyết tẩy sạch vi khuẩn trong miếng rửa chén và khăn lau chén dĩa là ngâm chúng vào trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng (khoảng ¾ tách thuốc tẩy pha với 4 lít nước) 3 lần mỗi tuần.

Nên phơi miếng rửa chén ngoài trời cho khô trước khi dùng tiếp. Giặt khăn lau chén dĩa bằng nước nóng. Dùng khăn giấy để lau sạch những chỗ thức ăn bị đổ ra bên ngoài, đặc biệt là các loại nước từ thịt sống hay các loại thủy, hải sản. Sau đó, vứt bỏ ngay những chiếc khăn giấy đã bị bẩn.

3. Lau chùi sạch các bề mặt và dụng cụ trong bếp thường xuyên

Ngay sau khi chế biến các loại thịt sống, thủy hải sản, trứng và những loại thực phẩm khác, bạn phải lau chùi các dụng cụ và bề mặt bếp với nước xà phòng nóng.

Cần lưu ý là phải làm việc này riêng biệt, không thực hiện cùng lúc với các “nhiệm vụ” nấu nướng khác.

4. Vệ sinh thớt cắt kỹ lưỡng

Sau mỗi lần sử dụng, thớt phải được rửa thật kỹ với nước xà phòng ấm, rửa lại bằng nước sạch và để nơi thoáng khí cho khô hoặc lau khô bằng khăn giấy.

Để an toàn, bạn có thể dùng dung dịch diệt khuẩn để lau thớt sau khi đã rửa sạch chúng. Hòa 1 muỗng canh thuốc tẩy clo dạng lỏng với khoảng 1/2 lít nước, đổ dung dịch này lên bề mặt thớt rồi dựng đứng chúng trong vài phút. Sau đó, rửa sạch và làm khô thớt (bằng khăn giấy hoặc để nơi thoáng mát).

Thời điểm phải thay thớt mới là lúc chiếc thớt cũ đã mòn hoặc có quá nhiều rãnh nứt khiến bạn rất khó lau chùi, vệ sinh chúng.

5. Vệ sinh và dọn sạch tủ lạnh

Đối với tủ lạnh, cần lau chùi ngay những chỗ thức ăn bị tràn, đổ. Bạn có thể dùng nước xà phòng ấm để làm sạch phần bên ngoài tủ rồi rửa sạch lại bằng nước.

Vệ sinh bếp

 Dùng nước xà phòng ấm để làm sạch phần bên ngoài tủ rồi rửa sạch lại bằng nước.

Mỗi tuần một lần, phải kiểm tra và vứt bỏ những thứ không còn sử dụng được nữa.

6. Chú ý và chăm sóc đến vật nuôi

Vật nuôi có thể trở thành vật trung gian lây truyền một số căn bệnh nguy hiểm. Sẽ thật nguy hiểm khi lông thú dính vào đồ ăn, hoặc dính phải lông thú. Vì vậy, tốt nhất không nên cho chúng chạy nhảy, chơi đùa trong bếp, giữ chúng tránh xa quầy bếp và thức ăn.

Theo lamsach

Bình luận